Bọc răng sứ là giải pháp thẩm mỹ nha khoa phổ biến, nhưng một số bệnh nhân gặp phải tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt ngay sau khi thực hiện. Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục thế nào? Cùng Nha khoa Tâm Việt tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
Bọc răng sứ bị ê buốt có đáng lo?
Ê buốt sau bọc răng sứ xảy ra do ngà răng bị kích ứng khi mài răng hoặc do xi măng nha khoa tác động lên mô răng. Thông thường, cảm giác này kéo dài từ 24-48 giờ và tự giảm dần khi răng thích nghi với mão sứ.

Tuy nhiên, nếu ê buốt kéo dài hơn, kèm theo đau nhức dữ dội, sưng nướu hoặc răng lung lay, đây là dấu hiệu cảnh báo cần đến nha khoa ngay. Những triệu chứng này có thể do viêm tủy, lắp sứ không khớp hoặc nhiễm trùng, cần bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.
Nguyên nhân bọc răng sứ bị ê buốt
Hiện tượng bọc răng sứ bị ê buốt làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của không ít người. Điều này có thể xuất phát từ kỹ thuật thực hiện, tình trạng răng miệng hay chất liệu sứ. Hãy cùng khám phá các nguyên nhân cụ thể để hiểu rõ hơn về vấn đề này
Nguyên nhân từ quy trình kỹ thuật

- Mài răng quá nhiều: Việc mài cùi răng quá sâu có thể làm lộ ngà răng hoặc ảnh hưởng đến tủy, khiến răng nhạy cảm hơn
- Răng sứ không khít sát: Khe hở giữa răng sứ và răng thật tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây kích ứng ngà răng
- Kỹ thuật gắn sứ không chuẩn: Áp lực khi gắn quá mạnh hoặc keo dán không đạt chuẩn có thể gây tổn thương mô răng
Sức khỏe răng miệng
Nếu trước khi bọc sứ, bệnh nhân đã có các vấn đề sau đây thì nguy cơ ê buốt sau phục hình sẽ cao hơn bình thường
- Viêm nha chu, viêm nướu chưa được điều trị triệt để
- Răng bị mòn men, răng yếu do thiếu canxi
- Tủy răng nhạy cảm hoặc đã bị viêm
Chất liệu và loại răng sứ
Chất liệu răng sứ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến bọc răng sứ bị ê buốt hay không. Răng sứ kim loại có thể gây kích ứng với nướu và mô răng, trong khi một số loại răng sứ chất lượng kém có độ dẫn nhiệt cao khiến răng nhạy cảm với nhiệt độ. Trường hợp hiếm gặp hơn là dị ứng với thành phần cement dán sứ.
Thói quen ăn uống và sinh hoạt
Việc sử dụng đồ ăn thức uống quá nóng hoặc quá lạnh đột ngột, thói quen nghiến răng khi ngủ hay dùng răng để cắn vật cứng đều có thể dẫn đến ê buốt kéo dài.
>> XEM THÊM: Bọc răng sứ không mài là gì? Có đáng đầu tư không?
Làm sao để hết ê buốt sau khi bọc sứ?

Khi gặp tình trạng ê buốt sau bọc răng sứ, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện:
- Điều chỉnh răng sứ tại nha khoa: Nếu nguyên nhân do răng sứ không khít hoặc mài quá nhiều, bác sĩ sẽ kiểm tra và điều chỉnh lại. Trường hợp cần thiết có thể phải thay mới răng sứ để đảm bảo độ vừa khít và giảm kích ứng.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách: Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm chứa thành phần potassium nitrate giúp giảm ê buốt hiệu quả. Kết hợp với bàn chải lông mềm và chải răng đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng theo chiều dọc. Đừng quên dùng chỉ nha khoa và máy tăm nước để làm sạch kẽ răng thay vì dùng tăm truyền thống.
- Chế độ ăn uống phù hợp: Trong 1-2 tuần đầu sau bọc sứ, nên tránh các thực phẩm quá nóng, lạnh hoặc có tính axit cao. Thay vào đó, ưu tiên thức ăn mềm, ấm vừa phải và giàu dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình hồi phục.
- Điều trị các vấn đề nha khoa tiềm ẩn: Nếu ê buốt do viêm nướu hoặc nhiễm trùng, cần điều trị triệt để bằng các phương pháp chuyên khoa như cạo vôi răng, điều trị tủy nếu cần. Bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm trong trường hợp cần thiết.
- Thay đổi thói quen xấu: Hạn chế tối đa việc nghiến răng khi ngủ bằng cách sử dụng máng chống nghiến nếu cần. Tránh dùng răng để cắn vật cứng hoặc mở nắp chai để bảo vệ răng sứ.
- Thăm khám định kỳ: Nên kiểm tra răng sứ định kỳ 6 tháng/lần tại nha khoa để phát hiện sớm các vấn đề. Bác sĩ sẽ kiểm tra độ khít của răng sứ, tình trạng nướu và làm sạch chuyên nghiệp.
Bí quyết phòng tránh ê buốt khi bọc răng sứ
Để ngăn ngừa tình trạng ê buốt sau khi bọc răng sứ, bạn cần lưu ý những điểm quan trọng sau:
- Lựa chọn nha khoa làm răng sứ uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ đảm bảo quy trình thực hiện chuẩn xác, hạn chế tối đa các sai sót kỹ thuật.
- Thăm khám tổng quát để đánh giá tình trạng răng miệng trước khi tiến hành bọc sứ để xác định tình trạng răng miệng và lên kế hoạch bọc răng phù hợp
- Về chất liệu, nên ưu tiên lựa chọn các loại răng sứ cao cấp có độ tương thích sinh học cao, độ khít sát tốt. Công nghệ CAD/CAM hiện đại sẽ giúp chế tác răng sứ chính xác đến từng micromet, giảm thiểu nguy cơ kích ứng.

- Xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng đều đặn và đúng cách.
Bọc răng sứ bị ê buốt là một vấn đề phổ biến nhưng có thể được giải quyết nếu bạn hiểu rõ nguyên nhân và thực hiện đúng các biện pháp khắc phục. Việc chăm sóc đúng cách và thăm khám định kỳ tại Nha khoa Tâm Việt giúp bạn duy trì kết quả bọc răng sứ lâu dài và hiệu quả. Liên hệ ngay với Nha khoa Tâm Việt để được tư vấn và điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất cho bạn!
NHA KHOA TÂM VIỆT
Website: https://tamvietnhakhoa.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/TamVietNhakhoahcm
Hotline: 0964946191
Email: nhakhoatamviethcm@gmail.com
Địa chỉ: 191 Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh